Hide Nguyen
Moderator
Thời những năm 1996-1998, Việt Nam mới mở cửa, giao lưu quốc tế còn ít, tôi và anh Nguyễn Thành Nam có chuyến đi Malaysia cùng anh Trương Gia Bình làm việc với SVL, một công ty đối tác. Ấn tượng lớn nhất của tôi trong chuyến đi ấy là tính hội nhập quốc tế của các doanh nhân Malaysia.
Từ một nhân viên bán hàng của IBM Malaysia, Go, ông chủ của SVL đã start up bằng việc mua lại bản quyền phần mềm Core Banking, bao gồm cả mã nguồn, với phạm vi trên toàn thế giới (trừ nước Mỹ) của một hãng phần mềm Mỹ với giá 1 triệu USD, không những thế lại còn được trả chậm. Nhờ phần mềm Core Banking ấy mà SVL chiếm lĩnh thị trường Core Banking cho ngân hàng khu vực ASEAN, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Tiếp theo Go lại mua tiếp bản quyền phần mềm quản lý tiếp viên hàng không của một hãng Thuỵ Sĩ.
Một câu hỏi lớn cứ lởn vởn trong đầu tôi là tại sao người Việt mình, bao gồm cả chúng tôi, thời ấy đi ra nước ngoài vẫn phải đón đưa, đón đưa từ sân bay đến khách sạn, đón đưa từ khách sạn đến văn phòng đối tác, trong khi đó họ không chỉ tự đi lại mà còn hội nhập, mua bán hẳn bản quyền phần mềm, bao gồm cả mã nguồn về kinh doanh rồi đi bán hàng khắp Đông Nam Á rất thành công.
Chính vì trăn trở ấy mà khi tôi được anh Bình giao nhiệm vụ toàn cầu hoá ở các quốc gia ĐNA và Nam Á, tôi đã ra quyết định: từ nay chúng ta từ chối tất cả các đề nghị đưa đón của công ty đối tác, không đưa đón ở sân bay và khách sạn, không đưa đón đến văn phòng đối tác làm việc, phải tự đi lại, tự đến văn phòng đối tác đúng giờ hẹn.
Năm 2007, trong một chuyến đi Mỹ, anh Trương Gia Bình, tôi và các bạn FPT USA có buổi làm việc với tỷ phú Steve Ballmer, CEO Microsoft, mặc dù chỉ mới sang Mỹ có 2-3 năm, nhưng các bạn FPT USA đã tự lái xe đưa chúng tôi đến văn phòng Steve Ballmer. Thời ấy chưa có Google map, các bạn FPT USA phải một người lái xe, một người ngồi bên cạnh tra bản đồ giấy để chỉ đường. Chỉ thế thôi mà tôi đã thấy vui lắm rồi, bởi như vậy là các bạn đã hội nhập với xã hội Mỹ.
Chỉ hơn 10 năm sau, các bạn FPT Softwate đã mua lại Intellinet, một công ty tư vấn cao cấp về IT của Mỹ và mua lại bộ phận IT Slovakia của RWE của Đức, không những mua lại mà còn điều hành hoạt động kinh doanh 2 công ty ấy ở nước sở tại. Giờ đây FPT đã có 46 văn phòng/công ty ở 26 quốc gia, từ Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á và Úc Châu, với vài nghìn nhân viên (trong đó Nhật có 10 văn phòng, Mỹ có 7 văn phòng). Không chỉ mở văn phòng, công ty, ở Nhật Bản FPT còn lập hẳn trường Nhật ngữ đào tạo tiếng Nhật với qui mô hàng trăm sinh viên một khoá.
Cách đây mấy ngày bạn Lê Hải, CEO FPT Châu Âu tiết lộ: Ngoài 7 văn phòng đã có ở 7 nước, FPT EU sẽ lập FPT Rumania và tự tin khẳng định chỉ 3 năm nữa thôi FPT Rumania sẽ có 300 nhân viên, tương đương với số nhân viên FPT Slovakia hiện tại. “Rumania có dân số đông hơn, nguồn nhân lực nhiều hơn, mức sống thấp hơn so với Slovakia, thế nên mục tiêu 300 nhân viên Rumania nhất định đạt được”.
Không chỉ FPT, trong giới IT còn hàng chục công ty khác cũng Go Global như vậy, tuy ở qui mô bé hơn.
Cách đây mấy ngày Tạ Sơn Tùng, Chủ tịch RikkeiSoft tiết lộ RikkeiSoft có 4 văn phòng ở Nhật Bản, trong đó khu Ký túc xá cho nhân viên lên đến dăm chục người. Số nhân viên RikkeiSoft ở Nhật Bản ký được hợp đồng đủ cho hơn 1.250 người ở Việt Nam.
Hôm nọ bạn Trần Văn Minh, CEO Hybrid, công ty Việt Nam đầu tiên IPO trên thị trường chứng khoán Tokyo tâm sự: “em giờ bớt đi bán hàng ở Nhật rồi, em giành nhiều thời gian đi đầu tư, đầu tư một tỷ lệ nhất định vào chính khách hàng Nhật của mình, vào chính những công ty trao hợp đồng cho mình. Đấy là văn hoá của người Nhật”.
Các bạn FPT Software, RikkeiSoft, Hibrid… là đại diện cho một thế hệ Việt Nam mới, một thế hệ doanh nhân Việt Nam mới, thế hệ công dân toàn cầu, doanh nhân toàn cầu, họ đã phá bỏ cái tật xấu cố hữu “quanh quẩn xó nhà” của cha ông, không những hội nhập mà còn tự tin phát triển kinh doanh ở bất cứ quốc gia nào, tạo ra hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn công ăn việc làm, thu hàng tỷ ngoại tệ (USD) về cho đất nước.
Với thế hệ Việt Nam mới, thế hệ công dân toàn cầu, thế hệ doanh nhân toàn cầu như vậy, tôi tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam.
Nên nhớ rằng ra toàn cầu, những cái mà chúng ta thấy dở, thấy cản trở ở Việt Nam chẳng còn là vấn đề, chẳng phải là trở ngại, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào tài năng, phẩm chất, tư duy và nhiệt huyết của chúng ta mà thôi.
Cre: Do Cao Bao- Phó Chủ tịch, UV HĐQT FPT
Từ một nhân viên bán hàng của IBM Malaysia, Go, ông chủ của SVL đã start up bằng việc mua lại bản quyền phần mềm Core Banking, bao gồm cả mã nguồn, với phạm vi trên toàn thế giới (trừ nước Mỹ) của một hãng phần mềm Mỹ với giá 1 triệu USD, không những thế lại còn được trả chậm. Nhờ phần mềm Core Banking ấy mà SVL chiếm lĩnh thị trường Core Banking cho ngân hàng khu vực ASEAN, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Tiếp theo Go lại mua tiếp bản quyền phần mềm quản lý tiếp viên hàng không của một hãng Thuỵ Sĩ.
Một câu hỏi lớn cứ lởn vởn trong đầu tôi là tại sao người Việt mình, bao gồm cả chúng tôi, thời ấy đi ra nước ngoài vẫn phải đón đưa, đón đưa từ sân bay đến khách sạn, đón đưa từ khách sạn đến văn phòng đối tác, trong khi đó họ không chỉ tự đi lại mà còn hội nhập, mua bán hẳn bản quyền phần mềm, bao gồm cả mã nguồn về kinh doanh rồi đi bán hàng khắp Đông Nam Á rất thành công.
Chính vì trăn trở ấy mà khi tôi được anh Bình giao nhiệm vụ toàn cầu hoá ở các quốc gia ĐNA và Nam Á, tôi đã ra quyết định: từ nay chúng ta từ chối tất cả các đề nghị đưa đón của công ty đối tác, không đưa đón ở sân bay và khách sạn, không đưa đón đến văn phòng đối tác làm việc, phải tự đi lại, tự đến văn phòng đối tác đúng giờ hẹn.
Năm 2007, trong một chuyến đi Mỹ, anh Trương Gia Bình, tôi và các bạn FPT USA có buổi làm việc với tỷ phú Steve Ballmer, CEO Microsoft, mặc dù chỉ mới sang Mỹ có 2-3 năm, nhưng các bạn FPT USA đã tự lái xe đưa chúng tôi đến văn phòng Steve Ballmer. Thời ấy chưa có Google map, các bạn FPT USA phải một người lái xe, một người ngồi bên cạnh tra bản đồ giấy để chỉ đường. Chỉ thế thôi mà tôi đã thấy vui lắm rồi, bởi như vậy là các bạn đã hội nhập với xã hội Mỹ.
Chỉ hơn 10 năm sau, các bạn FPT Softwate đã mua lại Intellinet, một công ty tư vấn cao cấp về IT của Mỹ và mua lại bộ phận IT Slovakia của RWE của Đức, không những mua lại mà còn điều hành hoạt động kinh doanh 2 công ty ấy ở nước sở tại. Giờ đây FPT đã có 46 văn phòng/công ty ở 26 quốc gia, từ Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á và Úc Châu, với vài nghìn nhân viên (trong đó Nhật có 10 văn phòng, Mỹ có 7 văn phòng). Không chỉ mở văn phòng, công ty, ở Nhật Bản FPT còn lập hẳn trường Nhật ngữ đào tạo tiếng Nhật với qui mô hàng trăm sinh viên một khoá.
Cách đây mấy ngày bạn Lê Hải, CEO FPT Châu Âu tiết lộ: Ngoài 7 văn phòng đã có ở 7 nước, FPT EU sẽ lập FPT Rumania và tự tin khẳng định chỉ 3 năm nữa thôi FPT Rumania sẽ có 300 nhân viên, tương đương với số nhân viên FPT Slovakia hiện tại. “Rumania có dân số đông hơn, nguồn nhân lực nhiều hơn, mức sống thấp hơn so với Slovakia, thế nên mục tiêu 300 nhân viên Rumania nhất định đạt được”.
Không chỉ FPT, trong giới IT còn hàng chục công ty khác cũng Go Global như vậy, tuy ở qui mô bé hơn.
Cách đây mấy ngày Tạ Sơn Tùng, Chủ tịch RikkeiSoft tiết lộ RikkeiSoft có 4 văn phòng ở Nhật Bản, trong đó khu Ký túc xá cho nhân viên lên đến dăm chục người. Số nhân viên RikkeiSoft ở Nhật Bản ký được hợp đồng đủ cho hơn 1.250 người ở Việt Nam.
Hôm nọ bạn Trần Văn Minh, CEO Hybrid, công ty Việt Nam đầu tiên IPO trên thị trường chứng khoán Tokyo tâm sự: “em giờ bớt đi bán hàng ở Nhật rồi, em giành nhiều thời gian đi đầu tư, đầu tư một tỷ lệ nhất định vào chính khách hàng Nhật của mình, vào chính những công ty trao hợp đồng cho mình. Đấy là văn hoá của người Nhật”.
Các bạn FPT Software, RikkeiSoft, Hibrid… là đại diện cho một thế hệ Việt Nam mới, một thế hệ doanh nhân Việt Nam mới, thế hệ công dân toàn cầu, doanh nhân toàn cầu, họ đã phá bỏ cái tật xấu cố hữu “quanh quẩn xó nhà” của cha ông, không những hội nhập mà còn tự tin phát triển kinh doanh ở bất cứ quốc gia nào, tạo ra hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn công ăn việc làm, thu hàng tỷ ngoại tệ (USD) về cho đất nước.
Với thế hệ Việt Nam mới, thế hệ công dân toàn cầu, thế hệ doanh nhân toàn cầu như vậy, tôi tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam.
Nên nhớ rằng ra toàn cầu, những cái mà chúng ta thấy dở, thấy cản trở ở Việt Nam chẳng còn là vấn đề, chẳng phải là trở ngại, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào tài năng, phẩm chất, tư duy và nhiệt huyết của chúng ta mà thôi.
Cre: Do Cao Bao- Phó Chủ tịch, UV HĐQT FPT