Hoa Kỳ là một siêu cường mà bất kỳ vấn đề nào trên thế giới cũng khó có thể tránh liên quan đến siêu cường này. Vì vậy, hầu hết các quốc gia khi xây dựng và triển khai các chiến lược, kế sách cũng đều ít nhiều có nội dung liên quan đến Hoa Kỳ.
Việt Nam hòa bình, ổn định và đang trên đà phát triển trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa tương lai gần. Ảnh st
Các tài liệu lịch sử cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đã có quan hệ khá lâu đời. Từ sau thế kỷ 18, giữa hai nước đã xuất hiện những quan hệ đầu tiên. Khi đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, sau này trở thành Tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Thomas Jefferson – có sự quan tâm đặc biệt tới Việt Nam thông qua những sách vở của Pháp viết về Việt Nam mà ông đã đọc. Do đó, Thomas Jefferson đã liên hệ gặp Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh để xin những hạt giống lúa của Nam Bộ về trồng tại trang trại của ông ở Hoa Kỳ. Sau này, khi làm Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1803, ông đã cử một phái bộ sang Việt Nam.
Tuy nhiên, rất tiếc, tại thời điểm đó, vì nhiều lý do nên quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã không thành công. Năm 2000 khi sang thăm Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã nhắc lại câu chuyện này trong bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đến nay đã có những bước tiến dài và quan trọng. Năm 1995, đã diễn ra cuộc gặp lịch sử của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã có một câu nói quan trọng trong cuộc gặp đó: "Nếu như Hoa Kỳ mà hiểu Việt Nam như lúc này (1995) thì đã không có cuộc chiến tranh xảy ra". Như vậy, "quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, ngoài sự quan tâm chung của Việt Nam đối với 1 siêu cường, còn có quan hệ riêng đặc biệt.
Trải qua hàng loạt thăng trầm đó, đến ngày hôm nay, quan hệ hai nước đã có những bước tiến rất dài, nhất là qua chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Hoa Kỳ vừa qua.
Sự phát triển theo chiều sâu và tăng cường hơn nữa sự tin cậy giữa hai nước đã có bước phát triển rất căn bản. Điều này mở ra những phương hướng mới cho quan hệ hai nước", GS. Vũ Minh Giang nhận định.
Thế giới biết nhiều đến Việt Nam ở vị trí địa-chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu trên thế giới. Không một nước nào khi có mối quan tâm tới Đông Nam Á lại không coi trọng vị trí của Việt Nam.
Tuy nhiên, đó mới là những yếu tố tĩnh. "Tôi muốn nói đến vị thế của Việt Nam trong giai đoạn từ khi chúng ta tiến thành công cuộc đổi mới đến nay. Với vị trí của mình trước hết ở khu vực Đông Nam Á, sau đó rộng ra châu Á, giờ đây rõ ràng Việt Nam có tiếng nói ở các vấn đề quan trọng của thế giới.
Đó chính là khẳng định trọng lượng trong mối quan hệ của Việt Nam với các nước, trong đó có Hoa Kỳ, tăng lên rất nhanh, rất mạnh", GS. Vũ Minh Giang nhận định.
Ông cũng cho rằng chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính phản ánh cả hai mặt. Một mặt phản ánh sự quan tâm của Hoa Kỳ tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một mặt khẳng định vị thế của Việt Nam bây giờ đã nhiều phần tiến xa.
Vì vậy, việc Hoa Kỳ thể hiện tinh thần trọng thị đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với đoàn Việt Nam chính là thể hiện vị thế của đất nước trong quan hệ quốc tế hiện nay. Điều này cũng chỉ ra rằng Việt Nam đã có vai trò trong các vấn đề lớn của thế giới.
GS. Vũ Minh Giang cắt nghĩa, mọi quan hệ ngoại giao trước tiên là vì lợi ích quốc gia, nhưng mặt khác, quan hệ ngoại giao song phương, đa phương còn hướng tới những vấn đề lớn để làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn.
Việt Nam chúng ta đã trở thành quốc gia có vị thế để làm những việc như vậy, và đó cũng chính là mong muốn của chúng ta.
Thế giới đang có nhiều vấn đề đặt ra, không thể chỉ giải quyết theo những cách đơn giản. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam vẫn nhất quán cách hành xử "chân thành, lòng tin và trách nhiệm" đối với các nước nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhận được sự đáp lại thịnh tình từ phía Hoa Kỳ. Chuyến đi thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng minh điều đó.
GS. Vũ Minh Giang tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp theo hướng hiểu và tin cậy nhau hơn. Trên cơ sở đó, hai bên cùng nhau góp phần giải quyết những bài toán có ý nghĩa trên quy mô rộng lớn hơn, không chỉ mang lại những lợi ích cho hai quốc gia mà còn ảnh hưởng tốt hơn cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.
---
GS. Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Việt Nam hòa bình, ổn định và đang trên đà phát triển trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa tương lai gần. Ảnh st
Các tài liệu lịch sử cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đã có quan hệ khá lâu đời. Từ sau thế kỷ 18, giữa hai nước đã xuất hiện những quan hệ đầu tiên. Khi đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, sau này trở thành Tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Thomas Jefferson – có sự quan tâm đặc biệt tới Việt Nam thông qua những sách vở của Pháp viết về Việt Nam mà ông đã đọc. Do đó, Thomas Jefferson đã liên hệ gặp Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh để xin những hạt giống lúa của Nam Bộ về trồng tại trang trại của ông ở Hoa Kỳ. Sau này, khi làm Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1803, ông đã cử một phái bộ sang Việt Nam.
Tuy nhiên, rất tiếc, tại thời điểm đó, vì nhiều lý do nên quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã không thành công. Năm 2000 khi sang thăm Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã nhắc lại câu chuyện này trong bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đến nay đã có những bước tiến dài và quan trọng. Năm 1995, đã diễn ra cuộc gặp lịch sử của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã có một câu nói quan trọng trong cuộc gặp đó: "Nếu như Hoa Kỳ mà hiểu Việt Nam như lúc này (1995) thì đã không có cuộc chiến tranh xảy ra". Như vậy, "quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, ngoài sự quan tâm chung của Việt Nam đối với 1 siêu cường, còn có quan hệ riêng đặc biệt.
Trải qua hàng loạt thăng trầm đó, đến ngày hôm nay, quan hệ hai nước đã có những bước tiến rất dài, nhất là qua chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Hoa Kỳ vừa qua.
Sự phát triển theo chiều sâu và tăng cường hơn nữa sự tin cậy giữa hai nước đã có bước phát triển rất căn bản. Điều này mở ra những phương hướng mới cho quan hệ hai nước", GS. Vũ Minh Giang nhận định.
Thế giới biết nhiều đến Việt Nam ở vị trí địa-chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu trên thế giới. Không một nước nào khi có mối quan tâm tới Đông Nam Á lại không coi trọng vị trí của Việt Nam.
Tuy nhiên, đó mới là những yếu tố tĩnh. "Tôi muốn nói đến vị thế của Việt Nam trong giai đoạn từ khi chúng ta tiến thành công cuộc đổi mới đến nay. Với vị trí của mình trước hết ở khu vực Đông Nam Á, sau đó rộng ra châu Á, giờ đây rõ ràng Việt Nam có tiếng nói ở các vấn đề quan trọng của thế giới.
Đó chính là khẳng định trọng lượng trong mối quan hệ của Việt Nam với các nước, trong đó có Hoa Kỳ, tăng lên rất nhanh, rất mạnh", GS. Vũ Minh Giang nhận định.
Ông cũng cho rằng chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính phản ánh cả hai mặt. Một mặt phản ánh sự quan tâm của Hoa Kỳ tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một mặt khẳng định vị thế của Việt Nam bây giờ đã nhiều phần tiến xa.
Vì vậy, việc Hoa Kỳ thể hiện tinh thần trọng thị đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với đoàn Việt Nam chính là thể hiện vị thế của đất nước trong quan hệ quốc tế hiện nay. Điều này cũng chỉ ra rằng Việt Nam đã có vai trò trong các vấn đề lớn của thế giới.
GS. Vũ Minh Giang cắt nghĩa, mọi quan hệ ngoại giao trước tiên là vì lợi ích quốc gia, nhưng mặt khác, quan hệ ngoại giao song phương, đa phương còn hướng tới những vấn đề lớn để làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn.
Việt Nam chúng ta đã trở thành quốc gia có vị thế để làm những việc như vậy, và đó cũng chính là mong muốn của chúng ta.
Thế giới đang có nhiều vấn đề đặt ra, không thể chỉ giải quyết theo những cách đơn giản. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam vẫn nhất quán cách hành xử "chân thành, lòng tin và trách nhiệm" đối với các nước nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhận được sự đáp lại thịnh tình từ phía Hoa Kỳ. Chuyến đi thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng minh điều đó.
GS. Vũ Minh Giang tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp theo hướng hiểu và tin cậy nhau hơn. Trên cơ sở đó, hai bên cùng nhau góp phần giải quyết những bài toán có ý nghĩa trên quy mô rộng lớn hơn, không chỉ mang lại những lợi ích cho hai quốc gia mà còn ảnh hưởng tốt hơn cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.
---