Bút Nghiên
Không từ bỏ!
Gen Z ước tính chiếm 25% lực lượng lao động. Một số công ty lên đến 80-90%. Đây là thế hệ tốn nhiều giấy mực vì vừa hay, vừa lạ, vừa vui, vừa mệt.
Thứ nhất, có sự khác biệt về xuất phát điểm trong nhu cầu động lực. Thế hệ trước bắt đầu từ bậc 1, leo đến đến hết đời có khi CHỈ dừng lại ở bậc 3, 4, không nhiều người lên bậc 5. Bối cảnh xã hội khiến bậc 5 khá xa xỉ với họ. Ưu tiên là vẫn sự ổn định.
Trong khi đó, xuất phát điểm của Gen Z đâu đó ở bậc 2. Những khái niệm như “an toàn tâm lý”, “sự đảm bảo trong công việc”, Gen Z xem nó như đương nhiên.
Sau một quãng thời gian, Gen Z tiến lên bậc 4, thậm chí bậc 5. Ngày nay, hiện tượng này không còn xa lạ chút nào, đó là một bạn Gen Z đang làm việc tốt bỗng “chán việc”. “Chán việc” ở đây không hẳn là chán công việc, mà là muốn thỏa mãn những nhu cầu khác bên trong, như muốn được công nhận, muốn được giao phó những trọng trách, muốn “gap year”, bỏ hết mọi thứ đi tìm bản thân mình.
Chính sự chênh lệch này làm cho những bài học mà thế hệ trước gửi gắm dường như không lọt tai với Gen Z. Nào là “bằng tuổi mày, anh phải cày vất vả lắm. Tụi mày giờ sướng quá hóa rồ”. Đúng là nghe chói tai với Gen Z thật. “Tại anh có ít cơ hội thì thấy quý. Tụi em thì cơ hội đầy ra, nhưng cái tụi em cần thì không dễ tìm được. Còn anh thì không dám tìm”. Khác nhau là thế!
Thứ hai, thế hệ trước đi làm cả đời cũng không dám mơ xa như kiểu được làm việc mình yêu thích, sống đúng với đam mê của mình. Sống như thế rủi ro lắm.
Gen Z không như vậy. Ưu tiên là phải được trải nghiệm nhiều môi trường, ngành nghề. Hai, ba năm là dài lắm rồi. “Được là mình” quan trọng hơn “có một công việc lương cao”. Đây là sự chênh lệch trong kỳ vọng động lực.
Với Gen Z, nhận một công việc thì không hẳn đó là một công việc. Quan trọng là công việc ấy có giúp tôi tìm ra mình không. Tôi ráng làm nó chưa hẳn vì “muốn chứng tỏ”, mà còn gì đó sâu xa hơn, có khi là cả danh dự không chừng. Thế hệ trước không dám nghĩ xa đến vậy. Họ chỉ cần làm công việc đó cho đàng hoàng, chứ không liên quan lắm đến danh dự gì đâu.
Bởi thế Gen Z một là lười, hoặc giả vờ lười nếu không được làm điều mình thích. Thệ hệ trước thì khác, họ làm vì trách nhiệm, chứ ít quan tâm đến thích hay không. Cho nên phong độ của thế hệ trước tương đối ổn định, còn Gen thì thất thường. Có khi kết quả chán ơi là chán, nhưng cũng có khi xuất sắc đến bất ngờ. Ai bảo Gen Z lười, họ chưa muốn siêng thôi.
Sưu tầm
HAY CHO GEN Z, DỞ CŨNG CHO GEN Z
Sự khác biệt giữa GenZ và thế hệ trước dựa trên tháp nhu cầu Maslow có thể được hiểu như hai điểm chính dưới đây:Thứ nhất, có sự khác biệt về xuất phát điểm trong nhu cầu động lực. Thế hệ trước bắt đầu từ bậc 1, leo đến đến hết đời có khi CHỈ dừng lại ở bậc 3, 4, không nhiều người lên bậc 5. Bối cảnh xã hội khiến bậc 5 khá xa xỉ với họ. Ưu tiên là vẫn sự ổn định.
Trong khi đó, xuất phát điểm của Gen Z đâu đó ở bậc 2. Những khái niệm như “an toàn tâm lý”, “sự đảm bảo trong công việc”, Gen Z xem nó như đương nhiên.
Sau một quãng thời gian, Gen Z tiến lên bậc 4, thậm chí bậc 5. Ngày nay, hiện tượng này không còn xa lạ chút nào, đó là một bạn Gen Z đang làm việc tốt bỗng “chán việc”. “Chán việc” ở đây không hẳn là chán công việc, mà là muốn thỏa mãn những nhu cầu khác bên trong, như muốn được công nhận, muốn được giao phó những trọng trách, muốn “gap year”, bỏ hết mọi thứ đi tìm bản thân mình.
Chính sự chênh lệch này làm cho những bài học mà thế hệ trước gửi gắm dường như không lọt tai với Gen Z. Nào là “bằng tuổi mày, anh phải cày vất vả lắm. Tụi mày giờ sướng quá hóa rồ”. Đúng là nghe chói tai với Gen Z thật. “Tại anh có ít cơ hội thì thấy quý. Tụi em thì cơ hội đầy ra, nhưng cái tụi em cần thì không dễ tìm được. Còn anh thì không dám tìm”. Khác nhau là thế!
Thứ hai, thế hệ trước đi làm cả đời cũng không dám mơ xa như kiểu được làm việc mình yêu thích, sống đúng với đam mê của mình. Sống như thế rủi ro lắm.
Gen Z không như vậy. Ưu tiên là phải được trải nghiệm nhiều môi trường, ngành nghề. Hai, ba năm là dài lắm rồi. “Được là mình” quan trọng hơn “có một công việc lương cao”. Đây là sự chênh lệch trong kỳ vọng động lực.
Với Gen Z, nhận một công việc thì không hẳn đó là một công việc. Quan trọng là công việc ấy có giúp tôi tìm ra mình không. Tôi ráng làm nó chưa hẳn vì “muốn chứng tỏ”, mà còn gì đó sâu xa hơn, có khi là cả danh dự không chừng. Thế hệ trước không dám nghĩ xa đến vậy. Họ chỉ cần làm công việc đó cho đàng hoàng, chứ không liên quan lắm đến danh dự gì đâu.
Bởi thế Gen Z một là lười, hoặc giả vờ lười nếu không được làm điều mình thích. Thệ hệ trước thì khác, họ làm vì trách nhiệm, chứ ít quan tâm đến thích hay không. Cho nên phong độ của thế hệ trước tương đối ổn định, còn Gen thì thất thường. Có khi kết quả chán ơi là chán, nhưng cũng có khi xuất sắc đến bất ngờ. Ai bảo Gen Z lười, họ chưa muốn siêng thôi.
Làm việc với Gen Z cần tâm lý một chút
Vì vậy cho nên thế hệ trước biết cách phát huy Gen Z nhiều hơn. Ngược lại, Gen Z cũng nên thông cảm cho thế hệ trước. Đừng trách họ già lẩm cẩm. 10 năm nữa thôi, các bạn hãy chuẩn bị “đấu” với Alpha.Sưu tầm