K
Khoa Phạm
Guest
Thông số để phân biệt các loại bút chì
Ý nghĩa những con số trên thân bút chì
Ý nghĩa của những con số trên thân bút chì 1
Con số: “No.2” trên thân bút chì
Số No.2 trên thân một cây bút chì cho biết có bao nhiêu lượng than chì bên trong lõi của nó, do các nhà sản xuất kí hiệu. Thang điểm phân loại bao gồm từ số 1 đến số 4: No.1, No.2, No.2,5, No.3, No.4. Hỗn hợp với lượng than chì nhiều hơn thì nét đậm.
Đây cũng là một cách để phân loại bút chì, Với No.1 thì nét đậm, dễ bị làm nhòe, với No.3 và No.4 với lượng than chì ít dần, nét chì mờ. Nếu bạn đang tìm cửa hàng cung cấp bút chì giá tốt thì có thể tham khảo tại website Sonca.vn
Con số: “2B”
Còn có cách khác để phân loại độ đậm nhạt của bút chì
Trên thân bút chì đều ghi một kí hiệu như vậy, với bút 2B chắc chúng ta đã quá quen thuộc và đặt cùng với 1 cái tên cho nó “bút chì 2B” nhưng thực chất nhiều người không biết ý nghĩa của thông số này, cũng như không biết các loại bút chì khác.
Một thang phân loại khác ghi có trên thân bút chì bao gồm từ : 9B, 8B, 7B, 6B, 5B, 4B, 3B, 2B, B, HB, F, H, 2H, 3H, 4H, 5H, 6H, 8H, 9H.
ý nghĩa của những chữ số trên thân bút chì
H là viết tắt của Hard(cứng), B viết tắt cho từ Black, còn F là Fine có thể gọt rất nhọn mà không làm gãy đầu chì(loại bút này rất hiếm gặp). Các bút chì black là màu đen đậm nhất tỉ lệ nghịch với độ cứng, độ cứng càng nhiều thì độ đen càng ít đi.
Thang số trên chính là chỉ độ cứng(Hard), độ cứng tăng dần từ trái qua phải (từ 9B đến 9H) vậy bút chì 9B là đậm nhất thuần màu đen và mềm nhất, 7B thì nhạt hơn, 5B thì nhạt hơn nữa, còn 9H thì cứng nhất bởi vậy nên nét bút cũng nhạt nhất trong thang phân loại. Cho nên phần lớn những cây bút chì thông dụng thường ở mức HB(hard = black) – nghĩa là trung bình về độ cứng và màu đen, không quá cứng và cũng không quá đậm.
Ta biết rằng cấu tạo của ruột chì là 1 hỗn hợp, than chì càng nhiều, đất sét càng ít thì càng đậm nét. Càng nhiều đất sét thì bút chì càng cứng và nét bút càng nhạt khi viết lên giấy.
Đặc điểm của bút chì cứng(H) và bút chì mềm(B)
Bút chì cứng(H) : Nét nhạt, mảnh, để lại ít than chì trên giấy.
ý nghĩa của những chữ số trên thân bút chì vàng
Ý nghĩa những con số trên thân bút chì
– Khó dây bẩn
– Lâu hết, đỡ gọt nhiều.
– Dễ tẩy.
– Dễ làm hằn trên trang giấy.
– Thường dùng để vẽ các đường phác họa, sau đó thì dễ tẩy đi. Hoặc các bản vẽ kiến trúc đòi hỏi độ chính xác cao.
Bút chì mềm(B): Nét đậm, để lại nhiều than chì trên giấy.
chữ số trên thân bút chì
– Dễ bị dây bẩn và làm nhòe.
– Nhanh hết, dùng được một ít lại gọt đầu chì
– Hơi khó tẩy, bắt đầu từ 5B trở đi.
– Lướt rất nhẹ nhàng trên bề mặt giấy, không để lại vết hằn.
– Dùng trong ngành nghệ thuật, dùng để đánh bóng các bức vẽ, đạt nhiều độ sáng tối khác nhau. Hoặc dễ tô vào các câu trả lời trắc nghiệm.
Mặc dù có nhiều bút chì như vậy, nhưng loại thường hay sử dụng nhiều nhất chỉ từ 2B đến 5B. Còn các ngành nghề riêng biệt như họa sĩ, vẽ tranh nghệ thuật, design, thiết kế nhà, thiết kế thời trang,… có thể sự dụng đa dạng các loại bút chì khác nhau, ngành nghề của họ sử dụng bút chì chuyên nghiệp nhất.
phân biệt chất liệu lõi bút chì
Phân biệt dựa vào chất liệu lõi bút chì:
Bút than chì (graphite Pencils): Bút hỗn hợp than chì và đất sét, loại phổ biến nhất
Bút than chì đặc (Solid graphite Pencil): Toàn thân được làm bằng than chì không vỏ gỗ.
Bút làm từ than củi (Charcoal Pencils): Cho màu đen đậm hơn, nhưng bị lem bẩn nhanh và mài mòn nhanh.
Bút chì carbon (carbon pencils): Vừa đậm màu hơn than chì vừa mềm mại hơn than củi.
Bút chì màu (pencil crayons): Có lõi giống như sáp, gồm bột màu và các phụ gia khác.
Bút chì màu nước (watercolour pencils): cũng tương tự như bút chì màu nhưng người ta có thể dùng nước và cọ để hòa màu các nét bút đã vẽ.
Bút chì dầu (grease pencils): dùng để viết trên kính, nhựa, kim loại và giấy ảnh.
Tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn một chiếc bút chì chất lượng ưng ý. Đây là phần mở rộng tham khảo, còn loại bút chì chúng ta hay sử dụng với nhiều ưu điểm đó là bút than chì (graphite Pencils).
Graphite pencils
Tại sao thân bút chì thường được sơn màu vàng?
Thực chất hiện nay có nhiều cây bút chì với thân màu xanh, đen, hình thù khác nhau…Nhưng chúng ta vẫn có nhiều ấn tượng với bút chì thân màu vàng, vậy tại sao đa số các bút chì hiện nay thân lại là màu vàng??
Trong những năm 1800, graphite – than chì tốt nhất được nhập từ Trung Quốc, Vì vậy các hãng chế tạo muốn mọi người biết rằng họ đang sử dụng graphite của Trung Quốc cho nên họ nghĩ đến màu vàng – màu được người dân Trung Quốc coi trọng, là màu sắc của các trang phục của vua chúa, là màu được trọng vọng. Chủ yếu để cho thấy cái chất tốt của ruột chì có liên quan với Trung Quốc.
75% số bút chì tại Mỹ được sơn thân bút màu vàng, tương đương với số lượng bút chì ở Việt Nam cũng vậy.
Bút chì vàng
Sơn Ca – Sưu tầm
Ý nghĩa những con số trên thân bút chì
Ý nghĩa của những con số trên thân bút chì 1
Con số: “No.2” trên thân bút chì
Số No.2 trên thân một cây bút chì cho biết có bao nhiêu lượng than chì bên trong lõi của nó, do các nhà sản xuất kí hiệu. Thang điểm phân loại bao gồm từ số 1 đến số 4: No.1, No.2, No.2,5, No.3, No.4. Hỗn hợp với lượng than chì nhiều hơn thì nét đậm.
Đây cũng là một cách để phân loại bút chì, Với No.1 thì nét đậm, dễ bị làm nhòe, với No.3 và No.4 với lượng than chì ít dần, nét chì mờ. Nếu bạn đang tìm cửa hàng cung cấp bút chì giá tốt thì có thể tham khảo tại website Sonca.vn
Con số: “2B”
Còn có cách khác để phân loại độ đậm nhạt của bút chì
Trên thân bút chì đều ghi một kí hiệu như vậy, với bút 2B chắc chúng ta đã quá quen thuộc và đặt cùng với 1 cái tên cho nó “bút chì 2B” nhưng thực chất nhiều người không biết ý nghĩa của thông số này, cũng như không biết các loại bút chì khác.
Một thang phân loại khác ghi có trên thân bút chì bao gồm từ : 9B, 8B, 7B, 6B, 5B, 4B, 3B, 2B, B, HB, F, H, 2H, 3H, 4H, 5H, 6H, 8H, 9H.
ý nghĩa của những chữ số trên thân bút chì
H là viết tắt của Hard(cứng), B viết tắt cho từ Black, còn F là Fine có thể gọt rất nhọn mà không làm gãy đầu chì(loại bút này rất hiếm gặp). Các bút chì black là màu đen đậm nhất tỉ lệ nghịch với độ cứng, độ cứng càng nhiều thì độ đen càng ít đi.
Thang số trên chính là chỉ độ cứng(Hard), độ cứng tăng dần từ trái qua phải (từ 9B đến 9H) vậy bút chì 9B là đậm nhất thuần màu đen và mềm nhất, 7B thì nhạt hơn, 5B thì nhạt hơn nữa, còn 9H thì cứng nhất bởi vậy nên nét bút cũng nhạt nhất trong thang phân loại. Cho nên phần lớn những cây bút chì thông dụng thường ở mức HB(hard = black) – nghĩa là trung bình về độ cứng và màu đen, không quá cứng và cũng không quá đậm.
Ta biết rằng cấu tạo của ruột chì là 1 hỗn hợp, than chì càng nhiều, đất sét càng ít thì càng đậm nét. Càng nhiều đất sét thì bút chì càng cứng và nét bút càng nhạt khi viết lên giấy.
Đặc điểm của bút chì cứng(H) và bút chì mềm(B)
Bút chì cứng(H) : Nét nhạt, mảnh, để lại ít than chì trên giấy.
ý nghĩa của những chữ số trên thân bút chì vàng
Ý nghĩa những con số trên thân bút chì
– Khó dây bẩn
– Lâu hết, đỡ gọt nhiều.
– Dễ tẩy.
– Dễ làm hằn trên trang giấy.
– Thường dùng để vẽ các đường phác họa, sau đó thì dễ tẩy đi. Hoặc các bản vẽ kiến trúc đòi hỏi độ chính xác cao.
Bút chì mềm(B): Nét đậm, để lại nhiều than chì trên giấy.
chữ số trên thân bút chì
– Dễ bị dây bẩn và làm nhòe.
– Nhanh hết, dùng được một ít lại gọt đầu chì
– Hơi khó tẩy, bắt đầu từ 5B trở đi.
– Lướt rất nhẹ nhàng trên bề mặt giấy, không để lại vết hằn.
– Dùng trong ngành nghệ thuật, dùng để đánh bóng các bức vẽ, đạt nhiều độ sáng tối khác nhau. Hoặc dễ tô vào các câu trả lời trắc nghiệm.
Mặc dù có nhiều bút chì như vậy, nhưng loại thường hay sử dụng nhiều nhất chỉ từ 2B đến 5B. Còn các ngành nghề riêng biệt như họa sĩ, vẽ tranh nghệ thuật, design, thiết kế nhà, thiết kế thời trang,… có thể sự dụng đa dạng các loại bút chì khác nhau, ngành nghề của họ sử dụng bút chì chuyên nghiệp nhất.
phân biệt chất liệu lõi bút chì
Phân biệt dựa vào chất liệu lõi bút chì:
Bút than chì (graphite Pencils): Bút hỗn hợp than chì và đất sét, loại phổ biến nhất
Bút than chì đặc (Solid graphite Pencil): Toàn thân được làm bằng than chì không vỏ gỗ.
Bút làm từ than củi (Charcoal Pencils): Cho màu đen đậm hơn, nhưng bị lem bẩn nhanh và mài mòn nhanh.
Bút chì carbon (carbon pencils): Vừa đậm màu hơn than chì vừa mềm mại hơn than củi.
Bút chì màu (pencil crayons): Có lõi giống như sáp, gồm bột màu và các phụ gia khác.
Bút chì màu nước (watercolour pencils): cũng tương tự như bút chì màu nhưng người ta có thể dùng nước và cọ để hòa màu các nét bút đã vẽ.
Bút chì dầu (grease pencils): dùng để viết trên kính, nhựa, kim loại và giấy ảnh.
Tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn một chiếc bút chì chất lượng ưng ý. Đây là phần mở rộng tham khảo, còn loại bút chì chúng ta hay sử dụng với nhiều ưu điểm đó là bút than chì (graphite Pencils).
Graphite pencils
Tại sao thân bút chì thường được sơn màu vàng?
Thực chất hiện nay có nhiều cây bút chì với thân màu xanh, đen, hình thù khác nhau…Nhưng chúng ta vẫn có nhiều ấn tượng với bút chì thân màu vàng, vậy tại sao đa số các bút chì hiện nay thân lại là màu vàng??
Trong những năm 1800, graphite – than chì tốt nhất được nhập từ Trung Quốc, Vì vậy các hãng chế tạo muốn mọi người biết rằng họ đang sử dụng graphite của Trung Quốc cho nên họ nghĩ đến màu vàng – màu được người dân Trung Quốc coi trọng, là màu sắc của các trang phục của vua chúa, là màu được trọng vọng. Chủ yếu để cho thấy cái chất tốt của ruột chì có liên quan với Trung Quốc.
75% số bút chì tại Mỹ được sơn thân bút màu vàng, tương đương với số lượng bút chì ở Việt Nam cũng vậy.
Bút chì vàng
Sơn Ca – Sưu tầm