• Diễn đàn Bút Nghiên thảo luận về các chủ đề lịch sử, khởi nghiệp, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, xã hội. Cảm ơn!
    Liên hệ Facebook: Diễn đàn Bút Nghiên

Newsfeed

Diễn đàn ButNghien.com - Nơi bạn có thể tạo và thảo luận chủ đề khởi nghiệp, tri thức, đời sống, giải trí hàng ngày

Đang truy cập

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
4
Tổng số truy cập
4

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
72
Bài viết
145
Thành viên
97
Thành viên mới nhất
Nguyen Quan
“Tôi đã khóc khi chụp tấm ảnh này: Chú trâu hồi sinh kỳ diệu sau 3 ngày chìm trong lũ bùn Làng Nủ 🐃

FB_IMG_1726323938806.jpg


Là một trong những phóng viên có mặt ở hiện trường đầu tiên, ghi lại rất nhiều hình ảnh từ hiện trường ở thôn Làng Nủ nhưng tôi không vượt qua những gì mình chứng kiến, những thứ ghi lại trong ống kính khiến tôi đau đớn vô cùng...

Thương cho những bà con nơi đây...

Khi chụp thấy chú trâu nằm đấy, nhiều người trong đoàn nói nó đã chết, khi xe lướt qua nó, xuống xe tôi quay lại để ghi lại những hình ảnh của nó, và rồi nó được giải cứu, khi chụp ảnh tôi thấy đôi mắt nó ngân ngấn lệ, nó khóc vì cả nhà chủ nó đã chết hết, chỉ còn mỗi một cháu bé 6 tuổi nhập viện vì bùn đã tràn vào phổi... tôi đã khóc khi chụp bức ảnh này.”

📷Nguồn: Hữu Khoa
Thêm
Thương cho những bà con nơi đây...
221
0
2
Tắm cái sạch sẽ hẳn ra

 
Mỹ là nước có tổng tài sản lớn nhất với 145.000 tỷ USD.

FB_IMG_1726361861589.jpg


TQ xếp thứ 2 với 85.000 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật (26.000 tỷ USD), Đức (17.000 tỷ USD), Anh, Pháp (16.000 tỷ USD), Ý (12.000 tỷ USD), ...v.v.

Nước Nga có tổng tài sản 4.000 tỷ USD, xếp sau lãnh thổ Đài Loan (6.000 tỷ USD), Hàn Quốc (10.000 tỷ USD) ...

***

Chỉ số "Total Wealth" (Tổng tài sản quốc gia) đo lường tổng giá trị của tất cả các tài sản thuộc sở hữu của một quốc gia, bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình.

Tổng tài sản quốc gia thường bao gồm các thành phần sau:

1. Tài sản vật chất (Physical Assets):**
Đây là các tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, máy móc, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Vốn con người (Human Capital):**

Giá trị kỹ năng, trình độ học vấn và năng lực lao động của dân số. Đây là tài sản vô hình quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và phát triển kinh tế của quốc gia.

3. Vốn tự nhiên (Natural Capital):**

Giá trị các tài nguyên thiên nhiên của quốc gia như khoáng sản, dầu mỏ, rừng, và nguồn nước.

4. Tài sản tài chính (Financial Assets):**

Bao gồm các khoản đầu tư, tiền tệ, và các sản phẩm tài chính quốc tế.

5. Tài sản vô hình (Intangible Assets):**

Bao gồm công nghệ, sáng chế, bằng sáng chế, thương hiệu, và các tài sản trí tuệ khác.

Chỉ số này thường được Ngân hàng Thế giới (World Bank) sử dụng để đánh giá khả năng phát triển kinh tế và phúc lợi lâu dài của một quốc gia.

Nó phản ánh mức độ giàu có tổng thể của quốc gia và giúp phân tích các chiến lược quản lý tài nguyên và đầu tư để duy trì và gia tăng tổng tài sản quốc gia.

Suu tam
Thêm
Tổng tài sản của các quốc gia trên thế giới hiện tại
165
1
3
Sau khi đi vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Bắc, cơn bão số 3 sẽ tiếp tục di chuyển lên phía Tây bắc và suy giảm thành vùng áp thấp nhiệt đới. Chuyên gia khuyến cáo người dân tiếp tục không nên ra ngoài đường trong trong khoảng từ nay đến sáng mai (8/9).

Bão vào miền Bắc rất mạnh trong 60 năm

1725717178136.jpeg


Trao đổi với phóng viên VOV, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, đối với khu vực Hà Nội từ giờ cho đến đêm vẫn chịu tác động của gió mạnh tầm cấp 6, cấp 7. "Đặc biệt chúng tôi muốn nhấn mạnh về gió giật mạnh, cường độ gió mạnh trong khoảng thời gian từ giờ cho đến nửa đêm. Sau khi hoàn lưu của cơn bão này di chuyển dọc lên phía Tây thì có thể gây ra gió giật mạnh cấp 10, cấp 11".

Với thực trạng hiện nay thì cơn bão số 3 đang nằm ở trên khu vực giữa ba tỉnh: bắc Hải Dương, Tây Hải Phòng và nam của tỉnh Quảng Ninh với cường độ hiện tại chúng tôi xác định là cấp 11, cấp 12.

Dự báo trong thời gian tiếp theo, bão số 3 này sẽ có xu hướng di chuyển theo hướng Tây. Như vậy nó sẽ đi qua các khu vực đồng bằng, trung thu Bắc bộ hướng về phía các tỉnh Tây Bắc bộ. Tốc độ di chuyển trong những giờ tới thì ước tính khoảng 20km/h.

Cập nhật thêm tại VTV, VOV, và các cơ quan khí tượng, phòng chống bão quốc gia, địa phương
Thêm
Bão số 3 Yagi rất mạnh: tiếp tục di chuyển lên phía Tây bắc và suy giảm thành vùng áp thấp nhiệt đới
  • Like
Reactions: Bút Nghiên
924
1
9
Sáng nay 14/9, trải qua chặng đường dài gần 2.000km, tàn dư của bão Yagi lại mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển của Bangladesh và đang tiếp tục gây ra thời tiết xấu ở khu vực này.

Trước đó, cơn bão số 3, tên quốc tế là Yagi, đã gây ảnh hưởng nặng nề ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc cùng nhiều nước ở Nam Á. Sau khi đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng và lướt thẳng tới Hà Nội vào đêm 7/9, bão đã suy yếu trên hành trình di chuyển về phía Tây. Thế nhưng sau khi lướt qua nhiều nước ở Nam Á, tàn dư của bão YAGI lại mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Dự kiến, áp thấp nhiệt đới này có thể tồn tại trong khu vực đất liền của Ấn Độ trong vài ngày tới trước khi suy yếu dần.

Bão Yagi cũng được ghi nhận là cơn bão lịch sử 30 năm ở Biển Đông và là siêu bão (cấp 16-17). Bão đổ bộ trực tiếp vào miền Bắc nước ta và gây nhiều thiệt hại lịch sử cho các tỉnh trong khu vực. Từ đó đến nay, bão đã khiến tình hình mưa lũ kéo dài, gây ngập lụt và sạt lở trên diện rộng.

Theo báo cáo cập nhật từ Bộ NN-PTNT vào sáng 14/9, tổng số người chết và mất tích đã lên đến 345 người, trong đó 262 người đã thiệt mạng và 83 người vẫn còn mất tích.

Nguồn: VTV
 
Profile đỉnh nóc của cô Trần Thị Bích Hà - người chuyển 200 triệu mà "quên" ghi lời nhắn hot nhất "đại hội sao kê" 🥰

Bích Hà .jpg


Ngoài con số 200 triệu đồng gửi đến UBTƯ MTTQ Việt Nam, cô Bích Hà còn chuyển thẳng đến MTTQ các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai và Bắc Kạn mỗi tỉnh 100 triệu đồng. Tính đến hiện tại, cô đã ủng hộ tổng cộng 600 triệu đồng cho đồng bào bị th:iệt h:ại do bão số 3.

Nhưng không dừng lại ở đó, dân tình còn thêm một lần bất ngờ vì profile quá đỉnh quá đỉnh của cô Bích Hà.

Được biết cô Bích Hà từng theo học ở trường Hàng không Kiev (Liên xô cũ, nay là Ukraine) từ năm 1976 - 1981. Sau một thời gian làm việc ở các vị trí khác nhau trong ngành hàng không, từ tháng 5/1993 đến hết năm 1996, cô là Đoàn Trưởng Đoàn tiếp viên đầu tiên của Vietnam Airlines.

Từ năm 1996 trở đi, cô Bích Hà nghỉ việc, dành thời gian cho gia đình. Từ năm 2000, cô sáng lập và làm giám đốc công ty du lịch TransViet - top 10 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam (theo website công ty).

St
Thêm
Người âm thầm ủng hộ 200 triệu quên ghi lời nhắn
206
0
0
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành Thông tư 10/TT-BTTTT lùi thời điểm tắt sóng 2G từ 16/9/2024 sang 16/10/2024.

Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT ngày 30/4/2024 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy hoạch băng tần 1710 - 1785 MHz và 1805 - 1880 MHz cho hệ thống thông tin di động (TTDĐ) mặt đất công cộng IMT của Việt Nam và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT ngày 10/5/2024 quy hoạch băng tần 880 - 915 MHz và 925 - 960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.

Đối với nội dung được quy định tại điểm a khoản 2 điều 4 của văn bản trong 2 Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và số 04/2024/BTTTT, hạn cuối cùng (ngày 16/9/2024) sẽ không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M) hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK sẽ ngưng thực hiện.

Như vậy, Thông tư số 10 lùi thời gian tắt sóng 2G từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 15/10/2024, lùi 1 tháng so với quy định trước đó để các doanh nghiệp viễn thông có thêm nguồn lực khắc phục cơn bão số 3 và hỗ trợ người dân chuyển đổi máy điện thoại di động từ 2G sang 4G, đặc biệt là thuê bao ở vùng sâu, vùng xa và các tỉnh, thành phố ảnh hưởng bởi bão, lụt, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc của người sử dụng.
Tính đến ngày 8/9/2024, số thuê bao 2G Only của các nhà mạng còn khoảng 3,4 triệu thuê bao (so với tháng 7/2024, số thuê bao 2G Only giảm hơn 5,3 triệu thuê bao).

Theo VOV
Thêm
221
0
0
Theo quy định, tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10-20 triệu đồng với tổ chức và phạt từ 5-10 triệu đồng với cá nhân.

Thường mức phạt sẽ ở mức trung bình của khung hình phạt là 7,5 triệu đồng.

Update: mức phạt cao nhất cho hành vi phát tán thông tin giả theo nghị định 15/2020 là 20 triệu đồng.

Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối để bỏ trốn hoặc chiếm đoạt tài sản đó.

Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.

Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

-----

Trân trọng cảm ơn tấm lòng của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương. Xin phép cập nhật số tiền ủng hộ qua các tài khoản dần lên trang Fanpage của MTTQ Việt Nam.

https://drive.google.com/file/d/18dIWiReYtJkyuQ_8vSBJWweGaD71rBpu/view?usp=drive_link

Nguồn VTV
Thêm
203
0
2
💁🏻‍♀️Ngày 12-9, trên mạng xã hội lan truyền thông tin: danh sách sao kê số tiền ủng hộ của tổ chức, cá nhân đối với đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Yagi do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố có tài khoản ủng hộ 10.000 đồng với nội dung kèm theo "tap the ae rap xiec trung uong ung ho".

Thông tin này đã gây hiểu lầm, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, ảnh hưởng uy tín của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.

💁🏻‍♀️Ngay sau khi sự việc xảy ra, Liên đoàn Xiếc Việt Nam khẳng định: Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã có kế hoạch phát động mỗi cán bộ, diễn viên, người lao động ủng hộ 1 ngày lương để giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và dự kiến tổ chức buổi biểu diễn kêu gọi nghệ sĩ, khán giả chung tay ủng hộ bà con vùng lũ. Thông tin Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng là không đúng sự thật, Liên đoàn đã liên hệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngân hàng tiếp nhận chuyển khoản để kiểm tra và đính chính thông tin trên phương tiện truyền thông.

💁🏻‍♀️Lãnh đạo CATP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xác minh, làm rõ sự việc để xử lý nghiêm theo quy định.

Chiều 13/9, Phòng An ninh Chính trị, nội bộ đã xác minh và mời anh N.M.Đ (SN 2003) là sinh viên một Trường đại học tại Hà Nội đến làm việc để làm rõ hành vi liên quan sự việc nêu trên. Tại cơ quan Công an, Đ tường trình: từ năm 2022, Đ với một số bạn học có lập 01 nhóm chat trên messenger với tên gọi “Rạp xiếc trung ương” nhằm mục đích học tập và không liên quan gì đến Liên đoàn Xiếc Việt Nam.

Khi có thông báo ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, Đ đã tự chuyển khoản ủng hộ 10.000 đồng với nội dung kèm theo "tap the ae rap xiec trung uong ung ho" nhưng không thông báo, trao đổi với các thành viên nhóm. Khi biết tin dư luận xã hội phản ứng tiêu cực về việc này, Đ.đã chủ động gọi điện thoại đến Liên đoàn xiếc Việt Nam để xin lỗi.

Cơ quan Công an đã lập biên bản nhắc nhở, răn đe đối với sinh viên N.M.Đ, đồng thời trao đổi với nhà trường để tăng cường công tác quản lý sinh viên trong thời gian tới.

Nguồn Bộ Công An
 
Theo thông tin từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến 17 giờ ngày 13/9/2024, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 775,5 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3.

FB_IMG_1726130562528.jpg


Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương.

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã có quyết định phân bổ và làm thủ tục chuyển tiền đến Ban Cứu trợ các địa phương đợt một là 388,5 tỷ đồng. Số kinh phí còn lại, Ban Vận động cứu trợ Trung ương tiếp tục rà soát để phân bổ sớm nhất đến với các địa phương ở vùng bị thiệt hại do bão lũ. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ luôn đón tiếp các cá nhân, tổ chức đến ủng hộ các ngày trong tuần, không có ngày nghỉ.

Cùng với đó, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã công bố bước đầu bản sao kê danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, tại tài khoản ngân hàng của Vietcombank từ ngày 1/9/2024 đến ngày 10/9/2024 cho toàn xã hội và nhân dân cùng giám sát.

Với tinh thần công khai minh bạch, Ban Cứu trợ Trung ương đang tiếp tục cập nhật và sẽ tiếp tục công bố bản sao kê danh sách chuyển khoản qua các ngân hàng và ủng hộ trực tiếp bằng tiền mặt của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trân trọng cảm ơn những tấm lòng, sự sẻ chia quý giá của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cam kết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ sử dụng kinh phí ủng hộ đúng mục đích, có hiệu quả, phân bổ kịp thời, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật để số tiền tiếp nhận đến nhanh nhất với người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến mong muốn thời gian tới, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, sẻ chia, giúp đỡ về tinh thần, vật chất, góp phần cùng Đảng, Nhà nước nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống của nhân dân sau những ảnh hưởng của bão số 3./.

Nguồn TTXVN
Thêm
Tổng 775,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), tính đến 13/9
260
0
4
Trân trọng cảm ơn tấm lòng của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương. Xin phép cập nhật số tiền ủng hộ qua các tài khoản dần lên trang Fanpage của MTTQ Việt Nam.

https://drive.google.com/file/d/18dIWiReYtJkyuQ_8vSBJWweGaD71rBpu/view?usp=drive_link
 
💔
Trong gần 15 nghìn cây xanh của Hà Nội nằm xuống sau bão, có cây đa của ông ngoại trồng ở đầu nhà 52 năm trước.

Cây Hà Nội - butnghien 3.jpg

Tối qua trong cơn bão, bà ngoại gọi điện báo từng nhà là cây đa của ông đổ xuống mất rồi, hôm nay bão tan đưa ông bà ra tạm biệt cây đa, ông mới kể cây ông trồng xuống đất đúng sinh nhật bà năm 1972. Qua bao nhiêu năm cây đa đứng vậy, ông bà có con rồi có cháu, loanh quanh chạy chơi cũng chỉ nhìn cây đa từ dưới gốc lên, lần này cây đa nằm rạp ngang đường, mới nhìn được rõ tán cây cao rộng như nào.

Cây Hà Nội - butnghien.jpg


Sau cơn bão, người Hà Nội ai cũng tiếc cây, biết bao nhiêu cây cao rộng như cây đa của ông, tuổi cây bằng gần một đời người, bằng cả một đời người, lâu năm hơn cả cây của ông, nằm rạp xuống đường không cứu được nữa.

Cây Hà Nội - butnghien 2.jpg


Nỗi buồn vì cây xanh, vì cái đẹp, vì những gì gắn bó lâu năm, chắc là những nỗi buồn rất Hà Nội. Nhưng mà vậy mới thấy, Hà Nội may mắn, Hà Nội trộm vía, vì sau một tối ai cũng lo lắng như thế, đến ngày hôm sau bão tan cũng chỉ phải buồn về cây cối mà thôi.

Cây Hà Nội - butnghien  5.jpg


Cây Hà Nội - butnghien 4.jpg



Chia sẻ từ bạn Vũ Mai Khanh.
Thêm
Cây Hà Nội: 52 năm, gần bằng một đời người
  • Like
Reactions: Bút Nghiên
587
1
2
Bước đầu Hà Nội kiểm đếm có hơn 40.000 cây xanh bị gãy đổ do mưa bão, nhưng dự kiến chỉ có thể cứu được khoảng 3.000 cây, trong đó có 100 cây quý hiếm.

#thoisu #gãyđổ #giảicứucâyxanh #câyxanhởHàNội
 
Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km.bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

FB_IMG_1726129920802.jpg


Sông được gọi là Sông Hồng (chữ Nôm: 瀧紅) hay Hồng Hà (chữ Hán: 紅河) do con sông có màu đỏ nhạt. Sông cũng hay được gọi Sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï, tuy nhiên họ thường dùng tên gọi Fleuve Rouge hơn) bởi sông Hồng là khởi nguyên cho nền Văn minh lúa nước của Việt Nam. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang (元江, bính âm: yuan2 jiang1), đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang (禮社江).

Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía Đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái (傣 Dăi), Di (彞), Cáp Nê (哈尼 Hani, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì). Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; bờ Nam sông thuộc Việt Nam, bờ Bắc vẫn là lãnh thổ Trung Quốc.

FB_IMG_1726129916376.jpg


Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung, (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Đến phía Đông thành phố Lào Cai, sông thành ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Thắng, đi qua Bảo Thắng và Bảo Yên, dọc theo ranh giới Bảo Yên và Văn Bàn.

Sông chảy qua Văn Yên rồi Trấn Yên (Yên Bái) và thành phố Yên Bái, sang Hạ Hòa (Phú Thọ), dọc theo ranh giới giữa Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Việt Trì ở tả ngạn và Cẩm Khê, Tam Nông ở hữu ngạn.

Sông chảy dọc theo ranh giới giữa tỉnh Vĩnh Phúc (các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc) ở tả ngạn và Hà Nội (các huyện, thị xã Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ) ở hữu ngạn.


Sông chảy qua Hà Nội với các quận, huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì ở hữu ngạn và Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm ở tả ngạn.

Sông thành ranh giới tự nhiên giữa:

Hà Nội (Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên) ở hữu ngạn và Hưng Yên (Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động) ở tả ngạn;

Hà Nội (Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ) ở hữu ngạn và Vĩnh Phúc (Vĩnh Tường, Yên Lạc) ở tả ngạn;

Hà Nam (Duy Tiên, Lý Nhân) ở hữu ngạn và Hưng Yên (thành phố Hưng Yên) ở tả ngạn;

Hà Nam (Lý Nhân) ở hữu ngạn và Thái Bình (Hưng Hà, Vũ Thư) ở tả ngạn;

Nam Định (thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy) ở hữu ngạn và Thái Bình (Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải) ở tả ngạn và đổ ra Biển Đông ở cửa Ba Lạt.

Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết[3]. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu tốc chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.

Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s.

Các phụ lưu của Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc qua Việt Nam tới biển là:

Ngòi Phát (Lào Cai)

Ngòi Bo (Lào Cai)

Ngòi Nhù (Lào Cai)

Ngòi Hút (Yên Bái)

Ngòi Thia (Yên Bái)

Ngòi Lao (Yên Bái)

Ngòi Giành (Phú Thọ)

Sông Cầu Tây (Phú Thọ)

Ngòi Cỏ (Phú Thọ)

Sông Bứa (Phú Thọ)

Sông Đà với các phụ lưu: Nậm Ma, Nậm Củn, Nậm Ngòa, Nậm Pằn, Phi Châu, Nậm Táng Thủm, Nậm Hỏ Sa, Nậm Khục, Nậm Vinh, Nậm Han, Nậm Kha A, Nậm Kha Ú, Nậm Luồng, Nậm Bum, Nậm Nhạt, Nậm Na, Nậm Mức, Nậm Ma, Nậm Muội, Nậm Giôn, Nậm Mu, Suối Chiến, Suối Hội, Suối Chim, Suối Sập, Sông Tắc, Suối Khoáng, Suối Tân, Suối Trầm, Suối Vàng, Suối Cái, Suối Lặt,...

Sông Lô với các phụ lưu: Thanh Thủy, Nậm Seởu, Sông Miên, Nậm Ma, Nậm Dầu, Suối Chang, Nậm Ngần, Nậm Mu, Ngòi Quang, Suối Pha, Ngòi Sảo, Sông Con, Ngòi Lắc, Lắc Con, Sông Thụt, Ngòi Mục, Gốc Gạo, Linh Kiêm, Suối Cả, Ngòi Lũ, Ngòi Dăm, sông Gâm, ngòi Là, sông Chảy, sông Đồng, suối Cái, sông Phó Đáy.

Từ Ngã ba Hạc xuống hạ lưu thì Sông Hồng không nhận thêm nước nữa mà bắt đầu rót nước sang các phân lưu.

Sông Đáy: rút nước sông Hồng tại 2 cống Cẩm Đình và Tắc Giang (Hà Nội)

Sông Đuống chảy từ Hà Nội (chỗ ngã ba Đông Anh, Tây Hồ, Long Biên) sang Phả Lại ở phía đông thuộc Hải Dương

Sông Luộc nối sông Hồng từ phía nam thành phố Hưng Yên sang sông Văn Úc tại Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Sông Phủ Lý nối sông Hồng sang sông Đáy

Sông Nam Định nối sông Hồng sang sông Đáy

Sông Ninh Cơ (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ).

Sông Trà Lý nối sông Hồng cắt qua tỉnh Thái Bình đổ ra cửa Trà Lý tại Đông Hải, Tiền Hải, Thái Bình.

Nước Sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của Sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn/nǎm tức là gần 1,5 kg/m³ nước.

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường xuyên xảy ra, vì thế mà từ lâu 2 bên bờ sông người ta đã đắp lên những con đê to nhỏ để tránh lũ lụt ngăn nước.

Sử sách đã ghi lại hàng trăm vụ vỡ đê lớn nhỏ ở sông Hồng. Bắt đầu từ nhà Lý trở đi (năm 1010), quốc sử mới có những ghi chép liên tục về chuyện vỡ đê, nhưng cũng chỉ ghi lại những năm lụt lớn:

Lý Nhân Tông năm thứ 7, Mậu Ngọ 1078, nước lụt tràn ngập trong thành. Cũng triều Lý Nhân Tông năm thứ 50, Tân Sửu 1121, mùa hạ tháng 5, nước to tràn vào đến ngoài cửa Đại Hưng, dù đê Cơ Xá được đắp để bảo vệ kinh thành từ năm 1108.

Năm Bính Thân 1236, triều Trần Thái Tông năm thứ 12, tháng 6 vỡ đê, nước ngập cung Lệ Thiên. Hai năm sau, năm Mậu Tuất 1238, mùa thu tháng 7, nước to, đê vỡ, ngập cung Thưởng Xuân. Đến năm Quý Mão 1243, nước lụt còn phá vỡ cả thành Đại La.

Năm Canh Ngọ 1270, triều Trần Thánh Tông, mùa thu tháng 7 nước lũ to. Các đường phố và kinh thành đều phải đi lại bằng thuyền.

Năm 1445, triều Lê Nhân Tông, nước sông lên to, ngập vào trong thành sâu đến 3 thước, lúa mạ tổn hại đến 1/3 cả nước.

Năm Đinh Hợi 1467, Lê Thánh Tông năm thứ 7, nước dâng cao khiến đê điều bị vỡ, thóc lúa bị ngập, nhiều người chết đói.

Năm Tân Hợi 1491, tháng 8 mùa thu, mưa rất to suốt ngày đêm không ngớt. Nước lũ lên dữ dội, Điện Kính Thiên nước ngập sâu 2 thước 2 tấc.

Năm Canh Ngọ 1630, triều Lê Thần Tông, mùa thu tháng 8, nước sông tràn vào, nước chảy trên đường phố Cửa Nam như thác, phố phường nhiều người chết đuối. Liên tiếp các năm Tân Mùi 1631, Nhâm Thân 1632, cung điện nhà vua đều bị ngập lụt.

Thời Gia Long năm 1802, nước lớn đê vỡ. Năm 1809, lũ lụt tràn ngập. Năm Giáp Thìn 1844, nước sông lên đến hơn 10 thước, đồng ruộng Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Quảng Yên đều bị ngập.

Trong các triều vua Nguyễn thì triều Tự Đức có nhiều lũ lụt nhất, đồng bằng Bắc bộ vỡ đê liên miên vì đê điều ít được tu sửa. Đê Văn Giang (Hưng Yên giáp Hà Nội) vỡ 18 năm liền, từ 1863 - 1886, dân cư phiêu bạt, xóm làng trở thành đầm lầy.

Thời Pháp thuộc, cứ 3 năm thì có 1 năm đê vỡ. Các trận lụt năm 1893, năm 1915 làm bốn tỉnh hữu ngạn sông Hồng ngập chìm trên 3 tháng. Trong vòng 100 năm (kể từ năm 1901), đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn. Các trận lũ lớn này đa số xảy ra vào tháng 8, nhằm vào cao điểm của mùa mưa bão.[4] Năm 1926, ngày 29 tháng 7, lũ lớn làm vỡ đê nhiều nơi, tổng diện tích đất canh tác bị ngập lụt do vỡ đê khoảng 100.000 ha. Trận lũ lớn vào tháng 8 năm 1945 gây vỡ đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312.000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4 triệu người.

Trận lũ lớn gần nhất là năm 1969 và 1971, làm vỡ đê hàng loạt, hơn 500 người chết, gần 100.000 người bị ảnh hưởng nặng vì trận lũ này.

Sau năm 1971, do đê điều được củng cố và việc xây dựng các kênh đào, đập nước, đập thủy điện chia lũ nên lũ lụt không xảy ra nữa, tuy nhiên công tác canh phòng đê sông Hồng vẫn phải được duy trì liên tục, bởi nếu xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

----
Wikipedia, tổng hợp
Thêm
Địa lí, lịch sử sông Hồng
466
0
0
Tư duy từ thiện gì đây?
Tư duy làm từ thiện? Nhiều người thích làm từ thiện "trực tiếp" để còn chụp ảnh! Khoe facebook!

FB_IMG_1726129520648.jpg


Thậm chí bỏ 7tr mua vé máy bay khứ hồi bay từ Saigon ra rồi thuê ô tô lên tận Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang mất thêm vài triệu nữa để chở lô hàng vài triệu. Trong khi chi phí đó hoàn toàn có thể hỗ trợ thêm được cho rất nhiều đồng bào, bởi cái tư duy sợ MTTQ ăn chặn.

FB_IMG_1726129514408.jpg


Trên thực tế, gần như 100% các đoàn cứu trợ chỉ đến được một số địa điểm hay khu vực trung tâm tỉnh, thị xã...chứ không thể đủ phương tiện hay sức khỏe để đi vào các vùng sâu vùng xa, những nơi mà chỉ có lực lượng quân đội, công an, MTTQ mới có thể vào được.

Và chính những nơi đó mới thực sự cần cứu trợ, chả có ai ở giữa thị xã thị trấn mà bị đói khát cùng cực cả.

Cách làm từ thiện tốt nhất là phối hợp với chính quyền địa phương để phân bổ nguồn lực đúng lúc, đúng chỗ, đúng người cần.

Đừng nghĩ MTTQ ăn chặn, đừng nghĩ bất kỳ cá nhân nào "có uy tín". Bài học sao kê của Phan Lũ, Tiên Lụt, Lệ Tổ, Linh Thổn Thức...vẫn còn sáng lắm đấy.

Ít nhất các đơn vị như MTTQ còn có hệ thống kế toán, có thanh tra kiểm tra, không dễ mà thất thoát đâu.

Và có một kết luận TUYỆT ĐỐI ĐÚNG: không cần phải cố gắng làm từ thiện mới là người có tâm, đôi khi chỉ cần tự lo được cho bản thân mình, đừng tiêu phí nguồn lực của người khác, cũng đã là làm từ thiện.

FB_IMG_1726045359257.jpg



Nguồn Phuong Nguyen
Thêm
Tư duy từ thiện gì đây?
372
0
0
NGƯỜI HÙNG 26 TUỔI KỂ PHÚT CỨU NGƯỜI TRÔI HƠN 2KM SAU VỤ SẬP CẦU PHONG CHÂU
❤️


Cứu người ở Phong Châu, Phú Thọ.jpg

Anh Ngô Văn Khanh.

Trong vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào sáng nay (9/9), anh Ngô Văn Khanh (26 tuổi, trú tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông) đã cứu giúp được 1 người thoát khỏi hiểm nguy. Anh Khanh nhớ lại, thời điểm xảy ra vụ sập cầu Phong Châu, mọi người xung quanh hô hoán cầu sập rồi, nhìn ra sông anh thấy có nhiều người và phương tiện rơi xuống. Ngay lập tức anh đã dùng thuyền để ra giữa sông ứng cứu nạn nhân.

"Mọi thứ vô cùng nhanh. Nạn nhân liên tục kêu cứu. Lúc này, tôi không nghĩ được nhiều, chỉ biết chạy thuyền của gia đình rồi điều khiển phương tiện nhanh nhất để cố gắng tiếp cận", anh Khanh kể lại. Theo anh Khanh, nạn nhân được đưa lên thuyền trong trạng thái vô cùng hoảng loạn, thân thể có nhiều vết thương nghiêm trọng. Phải mất khoảng 10 phút, nạn nhân mới đọc được điện thoại người nhà để tôi thông báo và đưa đến cơ sở y tế.

Người được anh Khanh cứu giúp là ông Phan Trường Sơn (40 tuổi, trú tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông).
Thêm
Người dũng cảm cứu người trong vụ sập cầu Phong Châu
  • Like
Reactions: Bút Nghiên
465
1
1
TỪ VỤ SẬP CẦU PHONG CHÂU: XÔN XAO HÌNH ẢNH TRỤ CẦU TRUNG HÀ NỐI HÀ NỘI - PHÚ THỌ TRƠ SẮT THÉP
😨


Trước đó, MXH lan truyền hình ảnh sông Đà cạn nước để lộ trụ cầu Trung Hà (nằm trên Quốc lộ 32, nối huyện Ba Vì, Hà Nội với huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) trơ sắt thép, nhiều tảng bê tông ở trụ cầu bị vỡ.
Hai phía đầu cầu Trung Hà cắm biển thông báo cấm xe tải từ 3 trục trở lên và xe khách trên 29 chỗ qua cầu.
Hôm nay, sau vụ sập cầu Phong Châu, căn cứ diễn biến phức tạp của mưa lũ, để đảm an toàn giao thông trên địa bàn, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ thông báo cấm toàn bộ phương tiện qua cầu Tứ Mỹ, Trung Hà và cầu Phong Châu.

st
 
LŨ QUÉT VÙI LẤP CẢ THÔN Ở LÀO CAI: NỖI ĐAU TỘT CÙNG CỦA NGƯỜI CHA MẤT 3 CON NHỎ
😭


Trận lũ quét kinh hoàng ập đến khi những đứa trẻ ngủ chưa tròn giấc, người lớn chưa kịp ra đồng... Không khí đau thương bao trùm cả bản làng nhỏ bé định cư lâu đời, nay ngổn ngang giữa dòng lũ dữ.

Lu quet Lao Cai (2).jpg


Sáng 11/9, một ngày sau vụ lũ quét kinh hoàng vùi lấp cả thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai), không khí tang thương bao trùm cả vùng quê nghèo.

Có 5 người thân gặp nạn trong vụ lũ quét, anh Hoàng Văn Thới với gương mặt thất thần ngồi hướng ánh mắt về phía xa. Trận lũ quét này đã lấy đi những người mà anh yêu thương nhất là mẹ già, vợ và 3 đứa con nhỏ.

Lu quet Lao Cai (1).jpg


Người đàn ông trụ cột gia đình từng trải qua nhiều khó khăn này không thể kìm được nước mắt khi sự mất mát lần này là không gì bù đắp nổi. Ngồi bên th:i th:ể 3 đứa con nhỏ, anh Thới không thể nói nên lời.

Lu quet Lao Cai (4).jpg


Lu quet Lao Cai (3).jpg


Cũng giống như anh Thới, với rất nhiều người dân ở thôn Làng Nủ, sau trận lũ quét kinh hoàng hôm 10/9, khó gì có thể bù đắp nổi những mất mát mà họ đã trải qua.

Suu tam
Thêm
Lũ quét ở Lào Cai: Người cha mất đi ba con nhỏ
421
0
2
Tối 10/9, ông Nguyễn Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết, tính đến nay, cơ quan chức năng xác định có ít nhất 15 người thôn Làng Nủ tuvong do lũ quét gây ra.

"Ngoài những người đã được ứng cứu, còn khoảng hơn 100 người đang mất tích, chưa có thông tin. Hiện tại huyện đang làm việc UBND tỉnh để triển khai việc tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn", ông Nhất thông tin.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, khu vực xảy ra lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, thôn Làng Nủ bị san phẳng sau vụ lũ quét kinh hoàng. Những gì còn sót lại là các đồ vật đã biến dạng hoặc ngập trong bùn đất. Nơi sinh sống của 35 hộ dân với trên 120 nhân khẩu đang yên bình phút chốc bị san phẳng, tang thương.

Lu quet kinh hoang o Lao Cai (2).jpg


Lu quet kinh hoang o Lao Cai (3).jpg


Suu tam
 
GỌI NHAU 2 TIẾNG ĐỒNG BÀO: NGƯỜI MIỀN TRUNG 'ĐỎ LỬA' NẤU HÀNG NGHÌN BÁNH CHƯNG GỬI ĐỒNG BÀO LŨ LỤT
❤



Hai ngày qua, người dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tất bật nấu bánh chưng, quyên góp sữa, bánh mì, cá khô... để gửi ra ủng hộ đồng bào miền Bắc đang chịu cảnh lũ lụt.

Trong ngày 10 -11/9, người dân làng Ngọc Chẩm, xã Thăng Long, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã chung tay gói hơn 1.000 chiếc bánh chưng, mua hàng trăm thùng mỳ tôm và các nhu yếu phẩm khác gửi ra Bắc.
Dự kiến chiều nay (11/9), đoàn thiện nguyện ở làng Ngọc Chẩm sẽ xuất phát lên tỉnh Yên Bái để hỗ trợ người dân nơi đây.

Miền Trung hỗ trợ miền Bắc vượt bão số 3 (1).jpg


Miền Trung hỗ trợ miền Bắc vượt bão số 3 (3).jpg


Miền Trung hỗ trợ miền Bắc vượt bão số 3 (4).jpg



Sưu tầm, Tổng hợp
Thêm
Miền Trung hướng về miền Bắc thân yêu vượt qua bão lũ số 3 Yagi 2024
371
0
0
Đồng chí Thiếu tá Trần Quốc Hoàng, sinh năm 1987, quê quán: Phùng Chí Kiên, TX. Mỹ Hào, Hưng Yên, là cán bộ trại giam Quảng Ninh.

FB_IMG_1725915704429.jpg


Vào khoảng 24h00' ngày 7/9/2024, lũ quét dâng cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng của phạm nhân tại Phân trại số 2.

Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho phạm nhân và Phân trại số 2 trong tình huống khẩn cấp, đồng chí Trần Quốc Hoàng đã bị nước lũ chảy xiết cuốn trôi.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trại giam Quảng Ninh cùng với lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an Quảng Ninh nỗ lực, khẩn trương triển khai tìm kiếm trong điều kiện thời tiết vô cùng khó khăn.

Đến 10h15' ngày 08/9/2024, đã tìm thấy thi thể của đồng chí Trần Quốc Hoàng tại khu vực bờ suối thôn Đồng Vải, xã Thống Nhất, TP. Hạ Long, cách đơn vị khoảng 1km.

Nguồn Thông Tin Chính Phủ
Thêm
Anh dũng hy sinh trong phòng, chống bão số 3 Yagi
714
0
0
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), VTVMoney xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới":

1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách "người cày có ruộng" nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.

Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.

2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.

Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao.

Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.

Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận "một cửa" các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.
Thêm
1K
1
2
Bán trái cây, thực phẩm giờ cũng cần công nghệ trực tuyến hỗ trợ rất nhiều. Và hoạt động nông nghiệp số này vẫn thay đổi liên tục để tăng khả năng bán hàng, khai thác sâu hoạt động nông nghiệp - du lịch, nông nghiệp bền vững.
 
Đoàn Vệ Quốc Quân 🇻🇳 Trong làn sóng cách mạng hào hùng của dân tộc, "Đoàn Vệ Quốc Quân" không chỉ là một bài hát, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quật cường của quân và dân Việt Nam. Sáng tác vào năm 1945 bởi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, bài hát này đã trở thành ngọn lửa thôi thúc tinh thần chiến đấu, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.


Lời ca đầy khí thế và giai điệu mạnh mẽ của bài hát đã vang vọng khắp nơi, từ những ngôi làng nhỏ đến các thành phố lớn, từ những buổi tập trung quân sự đến các lễ kỷ niệm trọng đại. "Đoàn Vệ Quốc Quân" không chỉ là lời thề của thế hệ thanh niên lên đường ra trận, mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và sự hy sinh của những người con đã ngã xuống vì đất nước.

Khi nghe những câu từ "Ra đi ra đi bảo tồn sông núi, Ra đi ra đi thà ch.ết chớ lui", mỗi người Việt Nam đều cảm nhận được sức mạnh của tình yêu quê hương, sự kiên cường và quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc. Bài hát đã và đang tiếp tục được hát vang, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ, nhắc nhở chúng ta về giá trị của tự do và sự đoàn kết.

Đoàn vệ quốc quân.jpg


Trong thời đại ngày nay, khi mà mỗi cá nhân đều có thể chia sẻ giọng hát và tâm huyết của mình qua các nền tảng mạng xã hội, "Đoàn Vệ Quốc Quân" không chỉ là quá khứ, mà còn là hiện tại và tương lai - một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần không ngừng nghỉ của dân tộc Việt Nam.

St
Thêm
Đoàn vệ quốc quân
2K
1
0
Pavel Durov, tỷ phú 40 tuổi người sáng lập và điều hành ứng dụng nhắn tin Telegram, vừa bị bắt tại sân bay Le Bourget ngoại ô Paris vài giờ trước, theo thông tin từ các kênh truyền hình Pháp TF1 và BFM TV.

Ceo telegram bị bắt tại Pháp.jpg


Telegram đặc biệt có ảnh hưởng ở Nga, Ukraine và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, được xếp hạng là một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn với hơn 900 triệu người dùng.

TF1 và BFM cho biết, Durov bị bắt để điều tra việc thiếu người kiểm duyệt trên Telegram . Cảnh sát cho rằng tình trạng thiếu kiểm duyệt đã tạo điều kiện cho hoạt động tội phạm diễn ra mà không bị ngăn chặn trên ứng dụng nhắn tin này.

Đại sứ quán Nga tại Pháp nói với hãng thông tấn TASS rằng họ không nhận được liên lạc nào từ nhóm của Durov sau khi có thông tin về vụ bắt người, song họ đang thực hiện "ngay lập tức" các bước để làm rõ tình hình.

Theo Forbes, Durov có tài sản ước tính trị giá 15,5 tỷ USD (khoảng 390 nghìn tỷ đồng).

Thro VTV
Thêm
Pavel Durov - CEO Telegram, vừa bị bắt tại sân bay Le Bourget ngoại ô Paris
  • Like
Reactions: Hide Nguyen
3K
1
2
Telegram CEO, Pavel Durov, đã bị cảnh sát Pháp 🇫🇷 bắt giữ tại một sân bay ở phía bắc Paris.

Theo các quan chức, Pavel Durov bị bắt theo lệnh truy nã liên quan đến các hành vi vi phạm liên quan đến Telegram.

Hiện vẫn chưa rõ chính xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng đại sứ quán Nga 🇷🇺 tại Pháp đang thực hiện các "biện pháp ngay lập tức" để làm rõ tình hình.

Telegram đã bị cấm ở Nga vào năm 2018, sau khi Pavel Durov từ chối cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Nga, nhưng lệnh cấm này đã được dỡ bỏ vào năm 2021.
 
Địa đầu tổ quốc


1. Cực Bắc Lũng Cú

Thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách Hà Nội khoảng 300 km. Nhưng cực Bắc chính xác về tọa độ là trung tuyến của dòng sông Nho Quế, cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía Bắc, đánh dấu ranh giới Việt Nam – Trung Quốc.

Địa đầu tổ quốc Hà Giang.jpg


2. Cực Tây A Pa Chải

Thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cột mốc A Pa Chải là cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nơi mà “ một con gà gáy ba nước cùng nghe”.

Địa đầu tổ quốc.jpg


3. Cực Đông Mũi Đôi

Thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Mũi Đôi là nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền nước ta. Cách đó khoảng 40km đường chim bay là Mũi Điện, vào một số thời điểm trong năm, Mũi Điện sẽ đón bình minh trước Mũi Đôi.

Địa đầu tổ quốc 2.jpg


4. Cực Nam Mũi Cà Mau

Thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”. Mỗi năm, vùng bãi Bồi Mũi Cà Mau ở phía Tây huyện Ngọc Hiển nhờ phù sa lấn ra biển gần 100m.

Địa đầu tổ quốc Cà Mau.jpg


St
Thêm
4 điểm cực của Tổ quốc
2K
2
0
Theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, thành phố sẽ có các chính sách hỗ trợ các phần kinh phí để các nhóm đổi mới sáng tạo có thể ươm tạo ra sản phẩm của mình trong 9 lĩnh vực ưu tiên.

Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai một số chương trình ươm tạo, tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công tập trung vào ba lĩnh vực: Giáo dục, y tế, quản lý nhà nước, và đã thu hút hơn 100 dự án, đang ở giai đoạn cuối trong tuyển chọn các dự án xuất sắc để bước vào giai đoạn ươm tạo.

Nguồn: nhandan.vn/thuc-day-khoi-nghiep-sang-tao-trong-linh-vuc-cong-nghiep-van-hoa-post826462.html
Thêm
  • Like
Reactions: Bút Nghiên
3K
1
1
4 nội dung chính:

Xây dựng, phát triển các công cụ, giải pháp, mô hình phục vụ công tác chuyển đổi số của Sở Văn hóa và Thể thao.

Đặt hàng nghiên cứu phát triển, hỗ trợ triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.

Kết nối các chuyên gia đầu ngành trong mọi lĩnh vực nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.

Triển khai chương trình ươm tạo các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
 
Trái cây có múi còn được gọi là Citrus, một số loại trái cây có múi quen thuộc có thể kể đến như cam quýt, chanh, thanh yên, bưởi,… chúng thường có hương vị đặc biệt từ chua đến ngọt, phần vỏ dày. Điểm chung của trái cây có múi là có hàm lượng chất dinh dưỡng chính xác khác nhau, nhưng điểm chung của trái cây có múi thường có rất nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Loại trái cây này thường được ăn trực tiếp, làm sinh tố, nước ép, nước sốt, các món ăn phụ, mứt và chất bảo quản.

Luc Ngan Food 22.jpg

Khi bảo quản gửi trái cây có múi như bưởi, cam, và chanh, có một số điểm quan trọng cần lưu ý để đảm bảo chúng đến tay người nhận trong tình trạng tốt nhất:

Vận chuyển trái cây đi xa dễ gặp sự cố gì?

Tất cả loại hàng, từ hàng thông thường, hàng có giá trị cao, đến hàng dễ vỡ, rau củ quả và trái cây đều đối mặt với rủi ro khi được vận chuyển đường dài. Những vấn đề thường gặp khi vận chuyển trái cây đường xa bao gồm:

Trái cây bị nát hoặc héo úa: Không sử dụng thùng đóng gói chuyên dụng và không duy trì đúng điều kiện nhiệt độ trong quá trình vận chuyển thường dẫn đến việc trái cây bị nát hoặc héo úa. Vận chuyển qua nhiều địa hình và tuyến đường khác nhau tạo ra sự dao động và va đập mạnh, có thể gây tổn thương nặng cho trái cây.
Trái cây thối rữa, không sử dụng được: Trong trường hợp vận chuyển liên tỉnh hoặc xuất khẩu, nếu không được đóng gói và bảo quản đúng cách, trái cây có thể hư hại nặng nề. Sự cố thường gặp là trái cây bị thối rữa, héo hoặc giảm chất lượng, thậm chí hỏng và không sử dụng được.

Những vấn đề trên là lý do bạn cần phải tìm cách bảo quản trái cây đi xa. Mặc dù không thể hoàn toàn tránh khỏi tất cả vấn đề, nhưng việc đóng gói theo chuẩn và bảo quản đúng cách có thể giảm thiểu rủi ro khi vận chuyển trái cây đường dài.

Yêu cầu đóng gói, bảo quản khi vận chuyển trái cây đường xa như thế nào?

Để đảm bảo trái cây luôn giữ được tình trạng tươi ngon khi vận chuyển đường xa và đáp ứng các yêu cầu của đối tác vận chuyển, việc đóng gói và bảo quản chúng là vô cùng quan trọng. Dù áp dụng cách bảo quản trái cây đi xa nào thì bạn cũng cần chú ý:

Các đơn vị vận chuyển thường đặt yêu cầu cụ thể về cách đóng gói trái cây và rau củ quả. Do đó, việc sử dụng thùng, hộp chuyên dụng là rất quan trọng để bảo vệ hàng hóa. Cần chú ý lựa chọn loại thùng phù hợp với từng loại trái cây để giảm rủi ro khi giao nhận.

Đối với trái cây cần duy trì nhiệt độ nhất định, việc sử dụng xe tải đông lạnh là lựa chọn tối ưu để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt nhất.

Tùy thuộc vào loại trái cây, có thể áp dụng các phương pháp bảo quản khác nhau như đặt vào khoang lạnh, sử dụng đá gel hay bọc bảo vệ để giữ cho trái cây không bị hư.

Việc tuân thủ và thực hiện đúng các tiêu chí này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển mà còn đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi đến đích.

Cách đóng gói, bảo quản trái cây cần chuyển nhanh, vận chuyển đường xa

Cách bảo quản trái cây đi xa trong trường hợp này như sau:
  • Chọn thùng xốp, thùng carton hoặc bao gai để đóng gói trái cây, nhằm giảm thiểu va đập trong quá trình vận chuyển.
  • Bọc trái cây trong túi chuyên dụng và xếp cẩn thận vào thùng.
  • Thùng đóng gói cần chắc chắn và có thể chồng lên nhau để tăng tính chắc chắn trong quá trình vận chuyển.
  • Đảm bảo thùng có đủ kẽ hở hoặc lỗ thông hơi để tránh tình trạng hấp hơi, giúp trái cây không bị hư hại.
  • Đối với trái cây tươi, tránh bọc chúng trong túi nilon để tránh ẩm, làm giảm chất lượng.

Cách bảo quản trái cây đi xa đối với trường hợp đông lạnh

  • Đặt trái cây vào thùng xốp hoặc thùng ướp đá. Lượng đá trong thùng phải đảm bảo có khả năng làm lạnh trong ít nhất 24 giờ.
  • Đóng kín thùng để tránh tan đá và nước đá chảy ra ngoài gây hư hại trái cây.
  • Đối với vận chuyển trong nội thành bằng xe tải thông thường, thùng xốp hoặc thùng ướp đá là lựa chọn phù hợp. Đối với vận chuyển đường xa, sử dụng xe tải lạnh và đóng gói vào thùng thoáng khí để hạn chế tác động va đập, bảo vệ trái cây khỏi bầm dập và hư hại.

Những vấn đề trên là lý do bạn cần phải tìm cách bảo quản trái cây đi xa. Mặc dù không thể hoàn toàn tránh khỏi tất cả vấn đề, nhưng việc đóng gói theo chuẩn và bảo quản đúng cách có thể giảm thiểu rủi ro khi vận chuyển trái cây đường dài.
------

Cam Đường Canh - Mang cả vườn cam vào từng miếng ăn!

📞 Liên hệ ngay:
0366 202 069(chị Hoàng Thịnh)
0386 229 186 (chị Bích Khoa)
🌐 Ghé thăm chúng tôi: lucnganfood.com
--------

Cam Đường Canh
Cam Đường Canh Tươi
Cam Đường Canh Ngọt
Cam đường canh Lục Ngạn
Cam Đường Canh Việt Nam
Cam Đường Canh Chất Lượng
Cam Đường Canh Giá Rẻ
Mua Cam Đường Canh
Cam Đường Canh Hữu Cơ
Cam Đường Canh Xuất Khẩu
Cam Đường Canh Tươi Ngon
Vitamin C Cam Đường Canh
Cam Đường Canh Bổ Dưỡng
Nước Ép Cam Đường Canh
Sinh Tố Cam Đường Canh
Cam Đường Canh Giúp Làm Đẹp Da
Thêm
Những lưu ý khi bảo quản gửi trái cây có múi đi xa
3K
2
2

Trái cây họ cam quýt không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho bạn.​


Chúng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc tăng cường khả năng miễn dịch đến việc chống lại bệnh ung thư. Loại trái cây có múi này bao gồm chanh, cam và bưởi cũng như nhiều giống lai và giống khác.
 

Bút Nghiên forum

Nơi bạn có thể tạo & thảo luận các chủ đề dành cho tuổi trẻ!

Dòng trạng thái

Chào mừng Cách mạng tháng 8 bất diệt!
Một mùa hè có quá nhiều sự kiện và biến động
Euro 2024 liệu có mưa bàn thắng ??
Mùa hè này sẽ có nhiều biến động chăng?

Chủ đề mới

New forums

Thời sự Thế giới
Cảm Xúc
Văn hóa - Lịch sử
Hào Khí Bút Nghiên
Quê Hương
Khám phá mới
Thể Thao - Bóng đá
Khởi Nghiệp
Du học
Cafe Bút Nghiên
CỘNG ĐỒNG TRẺ
TÀI NĂNG TRẺ
Câu chuyện tình yêu
Thông Báo
Make in Viet Nam
Quản trị
Nghiên cứu khoa học
Giới thiệu ý tưởng, dự án
Sinh viên đó đây
Liên hệ & Góp ý
Sinh viên Việt Nam
Back
Top